Hướng dẫn kỹ thuật



Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động lắp vào đường nước máy

Hệ thống tưới cho cây măng tây
Hệ thống tưới cho cây măng tây là nội dung tập trung của bài viết này. Mục tiêu là tìm ra 1 phương án tưới hợp lý và tối ưu cho cây măng tây.
Về cây măng tây
Cây măng tây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng chấp nhận bởi chất lượng và nguồn dinh dưỡng của nó cho bữa ăn gia đình hay các quán ăn sang trọng.
Măng tây là loại cây thích ứng với hầu hết các điều kiện khí hậu miền bắc Việt Nam, đặc biệt tốt với các vùng ven sông và các vùng trồng măng truyền thống như: Phú Thọ (ven Sông Lô), Yên Bái, Bắc Giang…Nơi có nguồn nước tốt và độ ẩm cao. Ngoài ra với sự hỗ trợ của hệ thống tưới thì các vùng đồi núi như Hòa Bình, Cao Bằng … cũng là địa điểm được chọn để trồng măng tây.
– Lợi thế khi trồng măng tây:
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây măng tây khá dài.
Cây trưởng thành rễ phát triển mạng, đâm sâu nên cây rất khỏe.
Hiếm có cây trồng nào năng suất và giá đều cao như cây măng tây.
Cây cho thu hoạch hàng ngày cũng là 1 lợi thế
2.Tưới phun sương với béc phun sương hoặc béc bọ dọc giữa từng luống.
– Ưu điểm: Đảm bảo tốt nhất nhu cầu nước và giữ ẩm cho cây măng tây. Béc lắp giữa luống giữa 2 hàng cây chỉ tưới cho 2 hàng cây đó nên có thể đặt béc sát đất. Vị trí béc rất gọn, không vướng víu.
– Nhược điểm: Vì bán kính tưới bé nên số lượng béc là khá nhiều. Kéo theo công suất máy bơm cao hơn, kích cỡ ống trục lớn hơn, vì vậy chi phí khá lớn.
3.Tưới nhỏ giọt cho măng tây
Dây nhỏ giọt dải dọc từng hàng cây, nước được nhỏ giọt tới từng gốc măng.
Ưu điểm: Độ chính xác cao, đảm bảo đủ lượng nước cho từng gốc măng với lưu lượng như nhau. Nước tưới tập trung vào gốc cây nên rất tiết kiệm nước, hạn chế cỏ dại.

– Nhược điểm: Đặc tính măng tây chỉ nên tưới vào sáng sớm và chiều mát,hạn chế về thời gian. Tưới nhỏ giọt lượng nước ra chậm nên nếu chia nhiều ca tưới có thể không đủ thời gian, cần phải tính toán kỹ để đảm bảo đủ thời gian tưới đủ nước.
Có thể lựa chọn 2 loại tưới nhỏ giọt
a. Tưới nhỏ giọt sử dụng ống LDPE và đầu tưới bù áp
Phương án này có ưu điểm là có độ đồng đều tưới cao, độ bền của dây tốt hơn các phương án khác (đây là điểm rất cần lưu ý do đặc thù của măng tây có tuổi thọ cao).
Cách lắp dây tưới này là dải ống ldpe 16mm hoặc 20mm dọc hàng cây, tới các gốc cây thì bấm lỗ và cắm đầu tưới nhỏ giọt bù áp vào. Vì vậy khoảng cách cây trồng không cần chính xác.
Tuy nhiên chi phí đầu tư cho hệ thống dây tưới cũng tương đối cao. Thi công đơn giản nhưng khá mất thời gian.
Có 2 cách dải dây tưới đối với hệ thống tưới cho cây măng tây này
Cách 1: mỗi hàng cây dải 1 dây ldpe, mỗi gốc cây cắm 1 đầu tưới bù áp
Cách 2: Mỗi luống 2 hàng cây dải 1 dây ldpe ở giữa. Theo mỗi khoảng cách cây cắm 1 đầu tưới bù áp nối ra bộ 2 hoặc bộ 4 que cắm nhỏ giọt cắm ra từng gốc cây ( Cách này điểm nhỏ giọt có thể di chuyển trong 1 khoảng khá thuận tiện)
b. Tưới nhỏ giọt sử dụng dây tưới nhỏ giọt dẹt có sẵn lỗ nhỏ giọt với khoảng cách cố định
Phương án này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Giá ống tưới ở mức phù hợp cho nhà đầu tư (~ trên dưới 2,000đ mỗi mét) với khoảng cách lỗ 20-30-40-50 cm đều có.
Cách lắp đơn giản chỉ việc dải dây tưới nhỏ giọt dọc theo các hàng cây, dây tưới có lỗ nhỏ giọt sẵn nên không cần phải làm gì nữa.
Kết luận: Với điều kiện khí hậu tại Việt Nam cùng kinh nghiệm thi công hệ thống tưới nhiều vườn măng tây. Chúng tôi khuyến nghị khách hàng sử dụng phương án tưới nhỏ giọt sử dụng dây tưới dẹt.